Lập trình não bộ

 Lập trình lại não bộ. Phải. Rất nhiều bạn cứ nghĩ rằng bắt đầu cho việc học tốt là phải lên lớp chú ý nghe giảng, ghi chép đầy đủ. Không, không phải như vậy, bước đầu tiên cần làm là tái thiết lại suy nghĩ bạn.

Bay cao và bay xa...đến tận cùng trái đất


  Bạn có muốn thành công không?
  Bạn đã sẵn sàng để thành công chưa?
  Tất nhiên bạn sẽ trả lời ngay rằng tôi sẵn sàng, ai mà không muốn chứ!
  Nhưng thật tiếc là không phải vậy! Có hàng ngàn học sinh, sinh viên tham dự khóa học Tôi tài giỏi, nắm được phương pháp học tối ưu nhưng không phải ai cũng thay đổi để thành công.
  Lý do các sinh viên đó thất bại là gì? Đó là vì họ không tin mình có thể làm được! Nếu bạn không tin mình có thể làm được, chắn chắc bạn sẽ không làm được.
  Trước khi tôi biết đến khóa học tôi luôn cho mình là một kẻ đần độn, kém thông minh. Dù tôi chăm chỉ đến mức nào, tôi cũng không thể nào vươn tới học sinh khá còn mức giỏi là điều không tưởng. Bạn biết đấy ngay cả nghĩ đến nó tôi còn không dám thì làm sao tôi có thể với tới nó. Vậy mà cuộc sống tôi thay đổi từ khi tôi hình thành niềm tin mới rằng tôi là thiên tài, tôi có thể làm được chỉ cần tôi nổ lực. Bạn cũng có thể làm được như vậy! chỉ cần bạn tin vào bản thân mình nhất định bạn sẽ làm được!

Bạn đã nghe câu chuyện gà đại bàng chưa?
Vào một ngày đẹp trời, quả trứng của đại bàng mẹ bị gió thổi lăn từ trên sườn núi xuống rơi vào ổ gà dười chân núi











 Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải vậy. Niềm tin giống như trung tâm chỉ huy của bộ não vậy, niềm tin quyết định hành động của bạn. Tôi không có ý rằng bạn sẽ thành công đơn giản chỉ bằng niềm tin. Muốn biến niềm tin thành sự thật bạn phải hành động. nhưng quan trọng là khi bạn tin vào 1 điều gì đó, bạn sẽ làm hết khả năng để biến điều đó thành sự thật. Não bộ sẽ hoạt động hết công suất từ đó dần đưa bạn tới thành công, còn nếu bạn không tin vào điều đó, bạn sẽ chẳng làm gì cả, và não bạn cũng sẽ giảm thiểu khả năng hoạt động và điều đó dẫn bạn đế thất bại.
tôi tài giỏi, bạn cũng thế

Xây dựng niềm tin

  Vậy nếu tin tưởng vào điều gì đó dù tốt hay xấu có thể biến nó thành sự thật, vậy tại sao bạn không đẩy lùi vào quá khứ tất cả những niềm tin tệ hại giới hạn khả năng của bạ, thay vào đó là xây dựng cho mình những niềm tin mới chắp cánh cho bạn bay cao, bay xa hơn?
 Nếu muốn bạn hoàn toàn có thế hình thành cho mình những niềm tin tích cực như " tôi rất thông minh", "tôi có tư chất của nhà lãnh đạo", "tôi có thể làm được mọi thứ"...
 Nếu bạn vẫn chưa làm được hãy làm theo từng bước sau đây:
B1. hãy liệt kê ra những niềm tin làm giới hạn khả năng của bạn
lập 1 bảng giống bên dưới
Niềm tin xấu
Tại sao nó không phải sự thật
Nó được tạo ra vì:
Lý do thật sự là
Hậu quả nếu tôi vẫn tin vào nó
Tôi kém thông minh
Tôi chơi game giỏi
Tôi hay tưởng tượng nhiều thứ trước khi đi ngủ
Tôi không hiểu những gì thầy cô giảng
Mọi người thường nói tôi kém thông minh
Tôi không tập trung trong khi học
Tôi chưa biết các học hiệu quả
Tôi không thể nào giỏi lên được
Bạn bè sẽ mãi coi thường tôi

Tôi có trí nhớ kém
Tôi có thể thuộc lời bài hát nhanh
Tôi không thể nhớ được bài
Tôi chưa biết cách nhớ
Trở thành kẻ lạc hậu kém hiểu biết






Bạn thấy đó bạn hoàn toàn có thể thay đổi chúng. và cuối cùng. Bạn hãy viết ra cho mình những niềm tin đầy lạc quan thay thế cho những niềm tin xấu đó. hãy chịu khó suy nghĩ, bạn hoàn toàn có thể tìm ra những lý do cho 1 niềm tin đúng đắn

  Xác định mục tiêu

  Sau khi bạn đã xây dựng cho mình niềm tin vững chắc, hãy xác định mục tiêu rõ ràng
  Xác định mục tiêu rất quan trọng bởi nó quyết định tâm thái và phương pháp học của bạn từ đó quyết định kết quả học tập của bạn.
  
  Nếu bạn xác định mục tiêu là học sinh xuất sắc thái độ học tập của bạn sẽ khác hẳn với việc bạn chỉ muốn đạt loại khá hoặc trung bình. Dĩ nhiên là khác hẳn bởi khi bạn xác định rằng mình phải được loại giỏi, nghĩa là bạn không được phép mắc sai lầm nhỏ nào từ đó khiến bạn học kỹ từng chỉ tiết trong bài học không bỏ qua bất cứ phần nào. Và kết quả là bạn có thể đạt điểm 9, 10 hoặc thấp nhất là điểm 8.
  Tuy nhiên khi bạn xác định rằng chỉ cần được loại khá hoặc trung bình, não bạn sẽ hiểu rằng bạn có thể mất 1 phần điểm. chính vì thế bạn bỏ qua những thứ bạn khó hiểu hoặc không thích học, từ đó khiến bạn chỉ đạt kết quả thấp. Và còn tệ hơn khi bạn không xác định mục tiêu khi đó não sẽ xác định mục tiêu 1 cách thảnh thơi nhất là vừa đủ đậu. điều đó khiến bạn chỉ vừa đủ điểm đậu thậm chí là trượt. Điều đó thật kinh khủng.

Hãy luôn xác định mục tiêu tối đa.

  Đúng vậy! Rất nhiều học sinh nói với tôi rằng chỉ đặt mục tiêu vừa sức. Tuy nhiên, thường thì bạn sẽ rất đó đạt đúng mục tiêu mình đặt ra mà sẽ đạt ở ngưỡng gần tới.
 Ví dụ khi bạn xác định rằng mình phải đạt điểm 10. Điều này nghĩa là bạn không được phép có sai sót và không được bỏ qua bất kỳ câu nào. chính vì thế tâm thái bạn khi làm bài là vô cùng cẩn thận và không bao giờ đầu hàng khi gặp 1 câu hỏi khó, điều đó bắt não bạn phải hoạt động hết công suất để tìm lời giải do đó bạn có thể đạt điểm 10 hoặc ít nhất là điểm 9 mặc dù bạn sẽ hơi thất vọng lúc đó nhưng bước tiến của bạn la rất dài. Nhưng khi bạn xác định mình chỉ cần được 9 thì khi đó não bạn sẽ hiểu rằng bạn được phép có sai sót. chính vì thế bạn sẽ không quá cẩn thận hoặc bỏ qua câu mà bạn cho là khó. vì thế bạn sẽ khó có cơ may đạt điểm tối đa.
  Vì thế hãy xác định mục tiêu tối đa bởi khi bạn xác định mục tiêu tối đa bạn sẽ luôn làm hết sức mình.

  Chia nhỏ mục tiêu

  Bạn hãy đặt ra mục tiêu lớn sau đó chia nhỏ mục tiêu đó ra thành những mục tiêu nhỏ, khi đó bạn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn khi thực hiện chúng và khi bạn hoàn thành mục tiêu này sẽ là động lực cho bạn thực hiện mục tiêu tiếp theo và cứ như thế bạn sẽ dần vươn tới thành công
  Ví dụ như bạn đặt mục tiêu chính vào cuối năm sẽ bạn phải được học sinh giỏi toàn diện đồng thời đoạt giải nhất cuộc thi chạy tự do của tỉnh. Bạn có thể chia nhỏ thành nhiều mục tiêu nhỏ như dạt 4 điểm 10 trong tuần này. và chạy liên tục 2 dặm vào cuối tuần chẳng hạn...hãy đặt các mục tiêu nhỏ có thời hạn trong 1 tuần hoặc vài ngày để hoàn thành chúng và bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt.

  Lên kế hoạch và sắp xếp thời gian hợp lý.

  Sau khi bạn đã đặt mục tiêu cho mình xong. Tiếp theo là hãy lên kế hoạch thực hiện chúng. Đây là 1 bước vô cùng quan trọng bởi bạn sẽ không thể hoàn thành các mục tiêu bạn đề ra nếu bạn không biết cách lên kế hoạch.
  Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia các câu lạc bộ thể thao, các hoạt động ngoại khóa. Họ thường là thành viên chủ chốt của một đội nào đó  trong trường hoặc ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập. Và tôi luôn tự hỏi làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?
  Trong khi các học sinh kém thường than phiền rằng mình học kém vì không có đủ thời gian, mặc dù các học sinh này thường không tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa như học sinh giỏi. 
 Tại sao lại như vậy? Mỗi người đều có 24 giờ một ngày cơ mà. Đó là vì họ không biết cách xắp xếp thời gian hợp lý. Sự khác biệt giữa một người thành công và người thất bại là người thành công biết cách kiểm soát thời gian của họ, còn người thất bại thì không. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.
 Bản chất con người là nếu không lên kế hoạch cho những việc quan trọng chúng ta sẽ luôn trì hoãn và không bao giờ bắt đầu làm. Nguyên do là bạn sẽ bị lôi kéo vào những công việc thú vị hơn thay vì bắt đầu làm chúng. Đã bao nhiêu lần bạn tự hứa với lòng mình rằng ngày mai mình sẽ làm nó những cuối cùng thì bạn lại lãng quên chúng?

KHI XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, CHÚNG TA BẮT ĐẦU MƠ ƯỚC.

KHI BẮT ĐẦU LÊN KẾ HOẠCH, ƯỚC MƠ SẼ TRỞ NÊN KHẢ THI.
KHI BẮT ĐẦU HÀNH ĐỘNG, ƯỚC MƠ SẼ TRỞ THÀNH HIỆN THỰC
                                                                                  Adam Khoo

 Bạn đã sẵn sàng bắt đầu quản lý thời gian của mình chưa? Tuyệt lắm!
 Việc đầu tiên bạn cần có 1 cuốn lịch nhỏ hoặc cuốn sổ tay. Hãy lên kế hoạch cho cả học kỳ, đánh dấu những mốc quan trọng. Ghi rõ thời điểm nào bạn đạt được mục tiêu ngắn hạn bạn đặt ra.
 Vào mỗi cuối tuần, bạn nên dành ra 1 ít thời gian lên kế hoạch cho tuần tới. Xem kỹ xem trong tuần sau đó có kiểm tra môn nào không? mục tiêu bạn cần hoàn thành trong tuần tới là gì. Hãy lên kế hoạch thật chi tiết cho mỗi ngày 

 Kiểm tra kế hoạch vào mỗi buổi tối

 Trước khi nghỉ ngơi bạn hãy kiểm tra lại bản kế hoạch, xem xét các việc cho ngày mai để phân phối thời gian hợp lý tránh việc bạn làm biếng và nghĩ rằng :mình sẽ làm việc này sau.

 Bám sát thời gian của bạn.

 Cho dù chuyện gì xảy ra đi nữa, bạn cũng phải hoàn thành công việc theo kế hoạch bằng mọi giá cho dù là bỏ mất 1 chương trình tivi yêu thích hoặc ngủ ít đi một chút. phải hết sức kỷ luật với bản thân bởi một khi bạn bỏ lỡ 1 việc nào đó, bạn sẽ tiếp tục bỏ lỡ nó vào lần sau. Tuy nhiên dù bạn có tuân thủ thế nào đi nữa thì cũng sẽ có việc khẩn cấp bất ngờ xảy ra khiến bạn không thể tuân thủ theo kế hoạch. Nhưng chỉ khi nào bạn không còn lựa chọn nào khác bạn mới nên điều chỉnh kế hoạch cho mài mai hoặc ngày kia nữa.
 Mỗi khi bạn hoàn thành 1 kế hoạch hoặc mục tiêu nào đó, hãy đánh dấu hoặc gạch bỏ chúng khỏi danh sách bởi điều này sẽ khiến bạn cảm thấy thỏa mãn và làm đà đẩy cho bạn thực hiện kế hoạch tiếp theo.
 Hãy tự thưởng cho mình mỗi khi bạn hoàn thành 1 mục tiêu nào đó. Điều đó sẽ khiến bạn thấy cuộc sống này thật ý nghĩa.

Hành Động Ngay!

  Dù bạn có mục tiêu to lớn, một kế hoạch hoàn hảo tuy nhiên tất cả sẽ là vô ích nếu bạn chẳng làm gì.
  Nào bạn còn đợi gì nữa, hãy đứng lên thiết lập ngay cho mình những mục tiêu. lên 1 bản kế hoạch thật chi tiết trước khi bạn đọc qua bài chia sẽ tiếp theo của tôi.

Ở những phần tiếp theo. Tôi sẽ cung cấp cho bạn những công cụ giúp bạn thực hiện thực hiện mục tiêu của bạn một cách nhanh chóng hơn. Mạnh mẽ hơn!. Hẹn gặp lại bạn.

Unknown

Phasellus facilisis convallis metus, ut imperdiet augue auctor nec. Duis at velit id augue lobortis porta. Sed varius, enim accumsan aliquam tincidunt, tortor urna vulputate quam, eget finibus urna est in augue.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét