Học 20 bỏ 80. Đọc và chắt lọc thông tin



Học 20 bỏ 80. Phải, nghe có vẻ nực cười nhưng đúng như thế đấy. Có bao giờ bạn cảm thấy lượng kiến thức bạn cần phải tiếp thu trên trường là quá nhiều không? Bạn phải học ít nhất là 8 môn học với 1 mức kiến thức khổng lồ cho một ngày lên lớp. Nếu trung bình mỗi môn mất 1 tiếng để ôn khi về nhà thì chúng ta phải mất 8 tiếng để làm “hài lòng” tất cả. Câu hỏi đặt ra: Chúng ta vui chơi khi ngủ sao?
Và nếu bạn đã đọc đến đây rồi thì tôi chắc chắn với bạn: Bạn đang bước chân vào cánh cửa của những người có trí nhớ “siêu phàm” rồi đấy! Và tôi cam đoan với tất cả các bạn, phương pháp Học 20 bỏ 80 này không chỉ dành riêng cho tôi, mà dành cho tất cả những ai đọc và ứng dụng nó.

CHẮT LỌC THÔNG TIN


Kết quả hình ảnh cho chắt lọc thông tin
Bạn có biết  trong sách chỉ có 20% là từ khóa cung cấp đầy đủ thông tin để bạn có thể hiểu được nội dung vấn đề, còn lại 80% còn lại là chẳng cung cấp cho bạn bất kỳ 1 thông tin nào. Vậy 80% có nhiệm vụ gì? Chúng đa phần là những từ nối ghép các câu các từ lại giúp câu mạch lạc hơn và giúp bạn dễ dàng hiểu trong lần đọc đầu tiên. Tuy nhiên, chúng không có tác dụng nhiều trong lần thứ 2, thứ 3 nữa khi bạn cần học thuộc nó. Bởi khi bạn đọc lại lần 2, bạn chỉ cần nhìn từ khóa, bạn đã có thể hình dung ra nội dung của đoạn văn đó mà không cần phải đọc lại toàn bộ.

Để học hiệu quả, bạn phải hiểu rằng bạn chỉ cần đọc qua toàn bộ sách giáo khoa hoặc tài liệu môn học một lần duy nhất. Trong khi đọc, bạn phải tách ra được cái “cốt lõi” hoặc “thông tin” dưới dạng ý chính và từ khóa. Sau đó, bạn chỉ ghi chú những ý chính và từ khóa (dưới dạng Sơ Đồ Tư Duy) để dành cho việc ôn lại sau này. Bạn có thể bỏ qua 80% những từ thứ yếu còn lại. Trong lần ôn bài sắp tới, bạn chỉ việc ôn lại 20% từ khóa trong Sơ Đồ Tư Duy là có thể nắm được 100% thông tin của môn học. Bạn đã giảm bớt được 80% thời gian học mà vẫn đạt hiệu quả cao nhất.


Như vậy bạn chỉ cần học 20% nhưng vẫn đảm bảo đầy dủ nội dung thông tin mà không cần phải học toàn bộ chúng. Việc bạn học cả 80% những từ không cần thiết kia quả là một sự phí phạm sức lực và thời gian bởi chúng không cần thiết.
Điều này cũng giống như việc bạn sàng lọc hạt gạo từ những bó lúa, công việc sàng lọc này quả có mất thời gian vào lúc đầu nhưng thành quả bạn hưởng lại là những thứ tinh túy nhất. Việc bạn đọc lại toàn bộ thay vì lướt từ khóa cũng giống như việc bạn nhai cả bó lúa thì thật nực cười.

   “Không phải mỗi ngày một tăng thêm mà chính là mỗi ngày một giảm bớt bằng cách
      đẽo gọt những thứ vô bổ”. 
                                                                                                            – Bruce Lee
 
 






Đến đây rồi thì tôi thật sự chúc mừng bạn khi bạn đã đi được ½ quãng đường rồi. Tuy nhiên nếu bạn kiên trì đọc tiếp phương pháp dưới đây, nó sẽ trở thành vũ khí đắc lực trong mọi tình huống khó khăn nhất.

ĐỌC SIÊU TỐC

Vậy bạn đã biết cách chắt lọc thông tin một cách hiệu quả. Nhưng làm thế nào bạn có thể làm công việc này một cách nhanh chóng đây?
Kết quả hình ảnh cho đọc siêu tốc
Hầu hết mọi người đều gặp vấn đề chung là khả năng tập trung và sức tiếp thu kém trong khi đọc. Bên cạnh đó chúng ta thường đọc chậm hơn rất nhiều so với khả năng thực của chúng ta. Thông qua phương pháp này, bạn có thể đọc nhanh gấp 3 lần so với tốc độ hiện tại của bạn.
Nhiều người thích đọc chậm vì họ nghĩ rằng đọc chậm sẽ giúp họ tập trung hơn cũng như tiếp thu tốt hơn nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.

ĐỌC NHANH GIÚP BẠN TẬP TRUNG HƠN

Bạn thiếu tập trung là do tâm trí bạn hay lang thang nghĩ những chuyện khác, tại sao lại như vậy?
Nghiên cứu cho thấy mắt và não bộ chúng ta có thể tiếp thu 20.000 từ /phút trong khi hầu hết chúng ta chỉ đọc khoảng 200 từ/phút, ít hơn 1% so với tiềm năng thực sự của chúng ta. Điều này giống như việc chúng ta thuê 100 công nhân mà chỉ để mỗi 1 công nhân làm việc 99 công nhân còn lại sẽ nhàm chán và nói chuyện khiến người còn lại mất tập trung. 

Bạn có thể thấy thực tế khi bạn đi xe với vận tốc 20km/giờ bạn có tập trung cao độ không? Tôi nghĩ rằng không vì khi đó bạn sẽ quá rảnh rỗi để ngắm xung quanh hoặc hát vu vơ nhưng nếu bạn chạy với tốc độ 60 hoặc 70km/giờ buộc lòng bạn phải tập trung lái một cách tối đa. Đọc sách cũng thế!
  

 Cách luyện tập thế nào? Thời gian đầu bạn sẽ rất khó chịu và gần như chẳng tiếp thu được thông tin gì. Đừng nản lòng, bởi não bạn đã quá quen với việc đọc chậm, sẽ cần thời gian để não bạn thích nghi, hãy cứ tiếp tục luyện tập khoảng 2 đến 3 ngày, mắt và não bạn sẽ quen tốc độ đó giống như bạn chạy xe vậy, nếu bạn đã quen chạy chậm thì khi bạn chạy nhanh sẽ thấy rất sợ nhưng khi chạy quen rồi bạn sẽ thấy rất thoải mái. 

HÃY ĐỌC TỪNG CỤM TỪ THAY VÌ TỪNG CHỮ

Để đọc nhanh hơn, bạn không thể đọc từ chữ được mà phải đọc từng cụm từ. Nếu bạn đọc 2, 3 từ một lần thì tốc độ đọc của bạn là 240 - 360 từ/phút.
Nếu bạn chịu khó luyện tập bạn có thể đọc một nhóm từ 5 - 7 từ một lúc điều đó sẽ mang lại cho bạn tốc độ đọc 600 - 840 từ /phút. thật tuyệt phải không? 
Điều này hoàn toàn không khó khăn như bạn nghĩ. Tôi đã cho các học sinh của mình luyện tập và chỉ sau vài giờ thực hành, các em đều làm được điều này kể cả những em từng học rất kém.
Hãy thử thực hiện điều này bằng cách sử dụng đồng hồ đo số từ trong 1 phút trước và sau khi tập luyện để thấy hiệu quả nhé!

NHỮNG THÓI QUEN LÀM GIẢM TỐC ĐỘ ĐỌC

1.      Đọc bằng môi.

Bạn có để ý khi bạn đọc môi bạn có mấp máy theo không?
Nếu có thì bạn đang có thói quen đọc bằng môi. điều này giới hạn tốc độ đọc của bạn rất nhiều, tuy nhiên chỉ cần bạn ý thức không mấp máy lúc đọc thì bạn sẽ dần bỏ được thói quen đó thôi.

2.      Đọc thầm.

Rất nhiều bạn mặc dù không vướng thói quen đọc bằng môi nhưng lại có thói quen đọc thầm trong đầu, nghĩa là trong đầu bạn vang lên theo câu chữ bạn đang đọc từng chữ một. Điều này cũng giới hạn tốc độ bạn rất nhiều bởi tốc độ đọc bạn bị giới hạn bởi tốc độ giọng nói trong đầu bạn và đây là thói quen rất phổ biến rất khó để loại bỏ giọng nói đó. Để loại bỏ được giọng nói này bạn có thể đọc với nhạc không lời hoặc nhịp gõ nhanh.

3.      Đọc lùi.

Một vấn đề rất phổ biến nữa là thói quen đọc lùi, là đọc đi đọc lại một số từ. và điều lại làm giảm tốc độ đọc của bạn khủng khiếp. 90% lý do đọc lại và vì sợ bỏ sót thông tin, thiếu tự tin vào khả năng đọc của mình hoặc mất tập trung trong khi đọc dẫn đến không hiểu những gì đang đọc nên phải đọc ngược lại. để giải quyết vấn đề này bạn chỉ cần đọc nhanh và tự tin vào khả năng đọc của mình dứt khoát không đọc lại.

4.      Đọc từng chữ một

Như đã đề cập, việc đọc từng chữ một chỉ cho phép bạn đọc ở tốc độ 120 từ/phút. Nhiều người nghĩ rằng đây là phương pháp đọc sách hợp lý vì tất cả chúng ta đều bắt đầu tập đọc bằng việc đọc lớn thành tiếng từng từ một. Nhưng thật ra, đó chỉ là phương pháp đọc sách… vỡ lòng. (trừ khi bạn đọc nhưng văn bản quan trọng như hợp đồng chẳng hạn)
Phương pháp đọc sách hiệu quả phải giúp bạn đọc nhanh mà vẫn nắm bắt toàn bộ thông tin chứ không chỉ đơn thuần là đọc từng chữ. Việc đọc từng cụm từ thay vì từng chữ và chú trọng vào những từ khóa chính là cách đọc hoàn hảo nhất.

    5.  Tầm mắt hẹp.

Tầm mắt là số từ mà mắt bạn có thể nhìn thấy trong mỗi lần nhìn hoặc dừng lại. Đa số mọi người có tầm mắt rộng khoảng 3-4 từ một cách tự nhiên không cần rèn luyện. Nếu bạn có thói quen đọc sách thường xuyên, bạn nên có tầm mắt rộng khoảng 6-7 từ. Tầm mắt của bạn càng rộng, bạn càng có thể đọc nhiều từ trước mỗi lần mắt dừng lại. Để đạt tới tốc độ đọc khoảng 600-850 từ/phút, bạn phải tập luyện để có tầm mắt rộng khoảng 6-7 từ.

XÂY DỰNG THÓI QUEN ĐỌC TỐT

1.      Dùng bút chì làm vật dẫn đường.

Khi không có vật gì đi trước dẫn đường, mắt bạn có khuynh hướng nhảy nhót khắp trang giấy làm chậm việc đọc sách của bạn. Do đó, bất cứ khi nào bạn đọc sách, hãy dùng một cây bút chì làm vật dẫn mắt bạn qua từng câu văn. Việc này giúp bạn tập trung hơn vào việc đọc. Dịch chuyển bút chì nhanh hơn tốc độ đọc bình thường của bạn một chút giúp rèn luyện mắt bạn đuổi theo bút và quen dần với tốc độ đọc nhanh hơn.

2.      Đọc phần tóm lược cuối chương trước.

Khi bạn đọc phần cuối chương trước, bạn sẽ có một khái niệm chung về nội dung chính của chương. Đồng thời, não của bạn cũng biết được những thông tin cần thiết nào mà bạn cần tìm hiểu trong chương sách. Và bạn sẽ đọc sách một cách hết sức hiệu quả để nắm bắt những thông tin ấy. Hơn nữa, bạn nên luôn luôn đọc lướt qua những đề mục chính và phụ trong chương sách trước khi bắt đầu đọc từng chữ chi tiết. Việc đọc lướt này sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm trí và đọc hiệu quả hơn.

3.      Tìm hiểu ý chính và đánh dấu từ khóa.

Khi đọc sách, bạn cần lướt qua những từ không chính yếu và đánh dấu những từ khóa quan trọng. Cùng lúc đó, tìm kiếm các ý chính trong mỗi đoạn văn. Thông thường mỗi đoạn văn đều có một ý chính duy nhất được hỗ trợ bởi nhiều ý phụ. Hiểu được điều này sẽ giúp ích cho tiến trình nắm bắt thông tin của bạn.

4.      Liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của bạn.

Bạn đã từng thấy các vận động viên chạy đua tập luyện như thế nào chưa? Họ buộc các vật nặng vào chân trong lúc chạy. Đây là cách rèn luyện cơ bắp thêm mạnh mẽ, nhưng nó tạo ra cảm giác cực kỳ nặng nề khó chịu khi luyện tập. Tuy nhiên, khi họ tháo bỏ những vật nặng đó ra, họ bỗng cảm thấy nhẹ nhàng bay bổng và có thể chạy rất nhanh.
Bạn có thể dùng một kỹ thuật tương tự để rèn luyện việc đọc hiệu quả. Khi bạn tập đọc hiệu quả, di chuyển bút chì nhanh để thúc đẩy mắt bạn phải đọc ở một tốc độ mà bạn cảm thấy khó chịu. Ví dụ, nếu bạn chỉ đang đọc được 100 từ/phút, bạn phải ép mình đọc được 300-400 từ/phút. Nếu bạn cảm thấy không nắm kịp thông tin hoặc không thoải mái, không sao cả. Mục đích của việc này là làm bạn quá tải và làm căng hệ thống thần kinh của bạn. Sau nhiều lần thử thách như thế, năng lực não bộ của bạn sẽ được nâng cao rõ rệt. Xin nhắc lại rằng bạn phải thực tập việc này thật nhiều lần để đạt kết quả tốt nhất.


(Ảnh minh họa)


Unknown

Phasellus facilisis convallis metus, ut imperdiet augue auctor nec. Duis at velit id augue lobortis porta. Sed varius, enim accumsan aliquam tincidunt, tortor urna vulputate quam, eget finibus urna est in augue.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét