Xin chào các bạn!
Chúng tôi thấu hiểu rằng hiện hay để kiếm thêm thu nhập hoặc để trải nghiệm kinh nghiệm trong cuộc sống,có rất nhiều sinh viên đã chọn công việc gia sư (công việc của trí tuệ) để làm thêm ngoài giờ học của mình. Vì thế, các em học sinh và các bậc phụ huynh có rất nhiều lựa chọn. Nhưng điều họ quan tâm đầu tiên ở các gia sư chính là kinh nghiệm giảng dạy. Đừng quá coi trọng việc bạn đã dạy được bao nhiêu năm, bao nhiêu học sinh. Đó không hoàn toàn thể hiện kinh nghiệm làm gia sư của bạn. Kinh nghiệm làm gia sư ở đây trên hết là cách bạn làm việc, cách bạn truyền đạt kiến thức, cách nắm bắt tâm lý học sinh, thậm chí là cách để bạn trò chuyện với học sinh và phụ huynh.
Với mong muốn các bạn trang bị được cho mình những kinh nghiệm quý báu nhất, từ đó nhận được sự tín nhiệm, yêu quý từ học trò và các bậc phụ huynh tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm để các bạn có được công việc ổn định và lâu dài.
1. Về tác phong sư phạm:
Bạn biết đấy, ấn tượng đầu tiên vô cùng quan trọng, vì thế bạn phải ăn mặc gọn gàng, đứng đắn để tạo vẻ bề ngoài dễ gần và tạo cho mình sự tự tin.
Học trò luôn thích những gia sư dễ coi ngồi cạnh kèm cặp, còn không sẽ rất khó để chúng nghe lời bạn
Hãy lên góc học tập của học sinh, thu xếp sách vở gọn gàng và hướng dẫn cho học sinh cách thu xếp đó. Nhất là trước mặt phụ huynh thì điều này càng có ý nghĩa. Thậm chí bạn có thể quát mắng học sinh trước mặt phụ huynh khi chúng vẫn bừa bộn vào lần sau.
2. Buổi dạy đầu tiên! Tuần đầu tiên!
Buổi dạy đầu tiên là vô cùng quan trọng, (tin tôi đi vì học sinh có nể bạn, ngoan ngoãn nghe lời bạn hay không là ở thời điểm này đây). Đây là chìa khóa để mở rộng lòng tin với các em và phụ huynh.
Hãy trao đổi với phụ huynh về phương pháp giảng dạy, trọng tâm của khóa học, xác định rõ được mục tiêu phấn đấu và kết quả đạt được trong tương lai. (hãy nên nhớ rằng họ thường chẳng quan tâm mấy đến cách bạn dạy thế nào mà quan trọng là con họ tiến bộ được bao nhiêu, tuy nhiên đề phòng 1 số trường hợp phụ huynh yêu cầu dạy theo cách họ muốn thì bạn hãy mạnh dạn nói với họ rằng hãy để bạn dạy theo phương pháp của bạn vì bằng chứng là nếu cách dạy họ có hiệu quả họ đã chẳng cần nhớ tới bạn)
Nên có một bài test ngắn dành cho học sinh để bạn biết được trình độ cũng như năng lực chúng để định hướng phương pháp giảng dạy cũng như soạn giáo án cho phù hợp.
Nên dành 15-30 phút trong buổi đầu tiên để bạn làm quen, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của các em như một người bạn đáng tin cậy các em.
3. Tạo cảm giác thoải mái cho học sinh
Bạn nên nhớ rằng, tuy đang ở cương vị của một người thầy nhưng đối tượng của bạn không giống như các học trò trong giảng đường phổ thông để bạn có thể mắng mỏ, quát nạt chúng. Do vậy, bạn phải luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu chúng, gần gũi, hoà đồng với chúng để tạo thiện cảm. hơn nữa bạn cần phải am hiểu về một lĩnh vực nào đó mà chúng đang quan tâm đủ để chúng nể bạn, cảm thấy bạn quá “đỉnh”
Phải biết kể chuyện lẫn vào các bài học và vài buổi dạy đầu tiên có thể dành ít phút nán lại chơi cờ, chơi điện tử,… với chúng nếu chúng muốn. (hơi khó bạn nhỉ, tôi cũng thấy thế!) nhưng một khi chúng đã có thiện cảm với bạn, thì những ngày về sau sẽ rất dễ dàng để dạy dỗ chúng thậm chí khi bạn quát mắng chúng, hãy yên tâm là chúng sẽ ngồi yên mà chịu trận và ngoan ngoãn làm theo!
Tới đây cơ bản là bạn đã nắm được kỹ năng “buổi đầu định mệnh” rồi. Khoan hãy đọc tiếp !. Cất nó đi và hãy chuẩn bị cho bữa dạy đầu tiên, tuần đầu tiên.
Sau khi hoàn thành Buổi dạy đầu tiên! Tuần đầu tiên!, nắm bắt được năng lực cũng như trình độ của chúng mà bạn chưa có phương pháp gì? Hãy tham khảo một vài gợi ý của chúng tôi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét