Sau khi bạn đã xác định được khả năng học tập của các em. Tiếp
đến bạn thấu hiểu tâm lý chúng bằng cách nào đây?
Hãy xưng hô và giao tiếp đúng kiểu
Đối tượng của chúng ta là học sinh trung học. Bạn nên hiểu
rằng đây là thời điểm chúng ta khó xác định tâm lý chúng nhất, vì
đây là thời điểm chúng bắt đầu dậy thì. Đặc điểm chung của giai
đoạn này là chúng thường ít gần gũi với ba mẹ và thường thích thể
hiện mình, thích khẳng định mình, vì trong suy nghĩ của các em, các
em bắt đầu trở thành người lớn. Và đây cũng là thời điểm các em dễ
trở nên sa ngã nhất.
Thời gian này trong mắt chúng, bạn bè là nhất, thế nên bạn
cần trờ thành một người bạn của chúng, càng gần gũi càng tốt. Hãy
xưng bằng anh chị và gọi chúng bằng em để chúng cảm thấy bạn gần
gũi như một người bạn, người mà chúng có thể an tâm chia sẻ mọi
thứ. Bạn nên biết đối với chúng 1 lời nói của bạn bè có sức nặng
gấp 5 lần so với giáo viên và gấp 10 lần so với ba mẹ chúng. Và lời
khuyên của tôi là hãy trở thành bạn bè chúng, trở thành thần tượng
của chúng ( bằng cách nào thì tôi đã chia sẻ rồi, hãy trở nên am
hiểu lĩnh vực mà chúng quan tâm, yêu thích và hãy đồng cảm với
chúng)
Hãy giúp chúng nuôi dưỡng ước mơ
Và vào thời gian này, chúng đã bắt đầu hình thành ý thích
hướng nghiệp mặc dù nghe có vẻ ảo tưởng đại loại như em thích làm
tổng thống mỹ hay điệp viên 007 qua trung quốc bắn nhau hay em thích
làm ca sĩ hàn quốc cho đẹp chai, hay làm hacker phá sập mạng…dù thế
nào thì bạn cũng dừng nên cười vào mặt chúng rồi nói sự thật phũ
phàng của cuộc đời, đó chẳng phải là thời gian đẹp nhất của con
người sao? Bạn hay nên tận dụng biến thành động lực để thúc đẩy
chúng phải học tập hết mình.
Hãy chỉ là 1 hoa tiêu đừng trở thành người đưa đò
Ở độ tuổi này, chúng đã có khả năng tư duy cao, biết phân tích
và tổng hợp vấn đề nên nhiệm vụ của bạn là hãy hình thành cho chúng
phương pháp học là chủ yếu.
Hãy chỉ cho chúng cách để
giải 1 bài toán, lý, hóa…hay cách để viết 1 câu tiếng anh theo cấu
trúc. Hãy gợi ý để chúng làm và cố gắng đừng hướng dẫn một cách
chi tiết. Vì như thế về sau chúng sẽ thụ động không chịu suy nghĩ và
chỉ ngồi chờ bạn giải. Nên ngay từ đầu, hãy xác định với chúng
rằng bạn chỉ gợi ý, chỉ chúng cách tìm dữ kiện và phân tích câu
hỏi. Còn lại, giải như thế nào thì hãy tự lo nhé cưng.
Một số dạng học sinh bạn có thể gặp
Và một điều nữa bạn nên biết là ở độ tuổi này đã có sự
phân hóa thái độ đối với các môn học. Nghĩa là chúng thích hoặc
không thích môn học nào đó, và chúng cảm thấy cần hoặc không cần
học môn đó và điều đó tùy thuộc vào sở thích, và hứng thú của
các em. và điều đó cũng khiến các em học tốt hay học yếu 1 môn học.
Qua nhiều thời gian đi dạy chúng tôi nhận thấy rằng: có 3 lý do
chủ yếu khiến các em học yếu 1 môn nào đó
1 là do các em không có khả năng tư duy
môn này
Đây là những em không có khả năng tư duy tốt trong 1 lĩnh vực
nào đó. Trong trường hợp này thì rất khó cho chúng ta, tôi đã dạy 1
vài trường hợp như có em dù đọc nhiều sách, cho viết rất nhiều văn
nhưng vẫn không tài nào viết văn một cách mạch lạc, bay bổng cả, hay
có em dù tôi cho làm rất nhiều bài tập toán, hướng dẫn rất chi tiết
kỹ năng phân tích và nhận biết nhưng vẫn không thể tính toán tốt và
giải bài tập được.
Nhưng thường những em này đều rất giỏi ở lĩnh vực khác như
thể thao hay vẽ hay thiết kế. Thường trong những trường hợp này tôi
chỉ yêu cầu em cố gắng làm được những dạng cơ bản nhất, hiểu được
nội dung chính nhất của môn học để đạt tầm 6,7đ mà thôi
Bạn
chỉ cần dạy lại kiến thức trên trường, cho các em làm lại những bài
tập trên trường (áp dụng chiêu thức mưa dầm thấm lâu) và những bài
tập tương tự như vậy là đủ (áp dụng chiêu thức cần cù bù thông minh)
2 là do các em bị mất căn bản và bị
gắn mác là ngu bẩm sinh
Đây là những em học được môn đó nhưng do trong quá khứ bị mất
căn bản học theo nổi nên chán bỏ học môn đó luôn hoặc bị gắn mác là
mình dốt. Ví dụ tôi có 1 học trò bị bạn bè và thầy cô lớp dưới
thậm chí đôi khi là cả ba mẹ mặc định là em rất dốt môn toán dù
rằng tôi thấy em suy luận vấn đề rất tốt chính vì thế các em nghĩ
rằng em ngu rồi nên học cũng vô ích. Vì thế như tôi đã nói, giúp các
em lấy lại căn bản từ từ và không ngừng động viên, dán cho các em
cái mác học giỏi.
Và
bạn có biết 1 lời khen đúng thời điểm có thể làm thay đổi cả một
đời người không?
Tôi từng có một học trò bị mất căn bản môn toán, tôi nhận dạy
em khi em hoàn toàn chẳng biết gì về toán học. Sau khi truyện trò
với em thì tôi được biết rằng là trên trường thầy bảo em là em dốt
toán bẩm sinh rồi, bạn bè thì cười nhạo, về nhà thì bố cũng chửi
em là ngu. Chính vì thế em mang cái tư tưởng trong đầu là thì mình
ngu rồi có học được nữa đâu mà học thế nên em kệ bỏ mặc luôn muốn
ra sao thì ra, tôi nói với em rằng tôi hiểu cảm giác của em, ngày xưa
tôi cũng ngáo ngơ như em nên tôi hiểu nhưng em hãy thử làm hết sức lần
nữa xem, và rồi tôi bắt đầu dạy cho em từ những cái căn bản nhất và
với những lời động viên, khích lệ, em dần dần làm được vài bài
toán và lấy lại tự tin cho mình. Và sau mỗi buổi học, tôi đều vỗ
vai em và nói rằng “em là đứa thông minh và em học rất tốt môn toán,
chỉ là em chưa chịu học nó mà thôi” và mỗi ngày tôi đều dán mác
học giỏi cho em, thay đổi định kiến cho em và em hiện giờ đã đăng ký
thi olimpic toán.
3 là do các em không nhận
thấy tầm quan trọng của môn học
Điều này thường thấy ở những em khá nhạy bén, khi bạn hỏi
tại sao em không thích học môn này bạn sẽ nhận thấy hàng loạt các
câu hỏi đoại loại như: “này anh em chẳng hiểu học môn toán làm quái
gì? Tại sao cứ phải sin với chả cos. Pitago với chả viete em có xây
kim tự tháp đâu?” “Này em không thể hiểu được học môn văn làm chi nhỉ?
Em có trở thành nhà văn đâu nhi?” “Em gét môn hóa, học nó để làm gì?
Dù gì thì em có làm nhà hóa học đâu, em hỏi người lớn chẳng ai
biết H20 là cái quái gì mà vẫn uống nước ầm ầm đấy
thôi?” “em chẳng hiểu học môn sử làm gì, quá khứ thôi mà để nó trôi
qua đi, nhắc lại làm gì? Em thích vẽ cơ”.v.v…
Quả thật trước những câu hỏi đó tôi thấy rất mắc cười nhưng
cũng rất thông cảm với các em. vì ngày xưa tôi cũng thế. Mà khoan!
Đừng nói với tôi là bạn cũng đang mang suy nghĩ đó đấy nhé? Khi đó
bạn nên giải đáp thắc mắc cho các em rằng thật ra học các môn đó
đều có mục đích phát triển tri thức cho các em cả ví dụ em học
toán chẳng phải để ứng dụng chúng vào cuộc sống sau này mà là để
kích thích khả năng tư duy, suy luận của các em giúp các em tăng chỉ
số IQ lên. Còn học môn văn giúp các em có khả năng diễn đạt vấn đề, học
cách xây dựng cảm xúc giúp các em tăng chỉ số EQ. Học anh văn giúp
các em biết thêm ngoại ngữ mới, em không thích du lịch nước ngoài à,
hay học các môn lý, hóa giúp các em có những kiến thức cơ bản nhất
về vật chất (sau này còn lấy le với người khác chứ)…bạn hãy giải
thích cụ thể rằng các em được lợi ích gì khi học những môn này. Có
thể chúng sẽ suy nghĩ lại và có thái độ tích cực hơn. Chứ một khi
chúng đã chán rồi thì bạn có nói cỡ nào chúng cũng chẳng them
nghe.
Ngọt ngào nhưng ngiêm khắc
Và 1 điều nữa ở tuổi này chúng rất thích nói ngọt. Sự nóng
giận đối với chúng thường mang lại kết quả tồi tệ. Thế nên lời
khuyên của tôi là hãy ngọt ngào với chúng tuy nhiên hãy nghiêm khắc
nếu chúng giở trò. Tôi muốn nhấn mạnh là nghiêm khắc chứ không phải
nóng giận nhé.
Và động viên, khích lệ và tạo động lực ở thời điểm này mang
lại hiệu quả rất cao. Hãy tận dụng chúng. Bạn thúc đẩy các em bằng
ước mơ của chúng. Hãy giúp chúng xây dựng mục tiêu và từng bước
hoàn thành nó. Hãy chia mục tiêu chính thành nhiều mục tiêu nhỏ và
đơn giản thì khi chúng hoàn thành được mục tiêu nhỏ chúng sẽ có
động lực và niềm tin để thực hiện mục tiêu tiếp theo và khi đó đừng
tiếc vài lời khen và động viên thưởng cho chúng.
Và thêm 1 điều nữa tôi muốn bạn lưu ý là thời gian tập trung
tối đa của các em tiểu học chỉ khoảng 30-35p. vì thế hãy cho các em
giải lao mỗi 35p và cho các em được vươn vai và chạy nhảy nhưng hãy
luôn đảm bảo chúng đang trong tầm mắt bạn.
Một số gợi ý giúp bạn có thể giúp bạn tìm ra phương pháp
dạy phù hợp chúc các bạn dạy tốt, ươm mầm cho tương lai việt!
Trung tâm gia sư Tiềm Năng chúc các bạn thành công với công việc của
mình.
Thân Chào!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét