Sau khi bạn
đã xác định được khả năng học tập của các em, tiếp theo làm thế nào để bạn nắm bắt được tâm lý của chúng?
Đối tượng
của chúng ta là học sinh tiểu học. Bạn biết đấy đây là bước ngoặt lớn
nhất của trẻ em giai đoạn này, từ chơi sang hoạt động học.
Mà hoạt
động học là hoạt động kép gồm:
Hoạt động học, chủ yếu hướng
đến việc tiếp thu các kiến thức khoa học
Các hoạt động tu dưỡng, tiếp thu
các chuẩn mực văn hóa, giá trị đạo đức
Nên lời
khuyên của tôi là, công việc của các bạn chủ yếu là kèm bài tuy
nhiên các bạn không chỉ dạy các em học chữ, học viết, học làm toán,
mà các bạn còn phải hướng dẫn các em cả về vấn đề đạo đức ví dụ
như dạy các em biết lễ phép với ba mẹ, thầy cô, biết thưa, biết
chào, biết cám ơn và biết xin lỗi…biết xắp xếp chỗ học gọn gàng,
biết yêu quý sách vở.v.v…
Bạn nên biết 1 điều rằng tâm lý trẻ em
tiểu học thì người mà có uy lực nhất, chúng nghe lời nhất là thầy
cô chứ không phải ba mẹ nên lời nói của bạn thực sự “ép phê” hơn ba
mẹ chúng. Chính vì thế hãy xưng hô với các em là thầy, cô và
các con thay vì xưng là anh, chị với em. chúng sẽ nghe lời bạn hơn
đấy.
Vì hoạt động chủ yêu của các em tuổi này không phải là
tiếp thu kiến thức vì tư duy của các em còn khá thấp, việc tiếp thu
chủ yếu là thông qua việc ghi nhớ. Nên bạn hãy lưu ý, đừng cố gắng
giải thích 1 bài tập theo kiến thức hàn lâm, các em sẽ không hiểu
đâu, thay vì thế hãy lấy 1 ví dụ đơn giản trong cuộc sống của các em
để minh họa, điều đó sẽ khiến các em nhớ lâu hơn.
Và luôn
luôn nhớ 1 điều dù bạn có điên tiết đến đâu cũng đừng bao giờ chê bai
hay la rầy khả năng của các em. Bạn có thể trừng phạt hành vi nhưng
đừng bao giờ trừng phạt năng lực của chúng. Vì ở tuổi này, chúng
rất dễ bị tổn thương về mặt tâm lý.
Ví dụ bạn
có thể trách chúng vì chúng thường xuyên làm mất thước kẻ, hay không
làm bài tập về nhà nhưng đừng bao giờ la mắng chúng vì chúng không
nhớ được ghi nhớ, hay chúng không nhớ cách giải bài tập này hay đơn
giản là không thực hiện phép tính.
Ở độ tuổi
này, động viên, khích lệ bằng phần
thưởng chiến công luôn được khuyến khích sử dụng. (tôi đã thử và
thành công..^^)
Động viên
và khích lệ luôn mang lại hiệu suất làm việc cao (tất nhiên là phải
đúng lúc và hơp lý) thường khi tôi dạy, khi các em làm toán đúng
hoặc viết chữ đẹp, tôi thường hót vài câu như “tốt”, “hay đấy” hay
“đẹp đấy” và kết quả là các em phổng mũi, hí hửng làm nhanh hơn,
chuẩn xác hơn, tuy nhiên nếu vì làm nhanh mà ẩu thì chỉ cần đằng
hắng cái rõ to là các em lại cẩn thân ngay (cho xứng đáng với lời
khen) và đôi khi 1 vài món quà như vài cục kẹo, 1 cây bút xinh xinh,
hay cục tẩy linh tinh khi các em được điểm tốt sẽ khiến các em duy
trì trạng thái đó tốt hơn, các em sẽ yêu quý bạn hơn. Và thường thì
tôi tốn khá nhiều bút và cục tẩy về sau này. (ở độ tuổi này những
phần thưởng bằng yêu tố vật chất nhỏ thường mang lại hiệu quả cực
cao)
Và thêm 1
điều nữa tôi muốn bạn lưu ý là thời gian tập trung tối đa của các em
tiểu học chỉ khoảng 20 - 25p. vì thế hãy cho các em giải lao mỗi 20p
và cho các em được vươn vai và chạy nhảy nhưng hãy luôn đảm bảo chúng
đang trong tầm mắt bạn.
Trên đây là
một số kinh nghiệm căn bản để giúp bạn có thế thấu hiểu tâm lý các
em ở độ tuổi này để có phương án dạy tốt nhất.
Tuy nhiên học
sinh có rất nhiều dạng, tùy trường hợp cụ thể mà bạn
phải có phướng pháp dạy phù hợp cho từng đối tượng học sinh
Đối với những em nhanh nhẹn nhưng ham chơi (thông minh mà
lười) bạn chỉ cần áp dụng phương pháp động viên, khích lệ bằng phần thưởng để chiêu dụ chúng ngoan ngoãn ngồi vào bàn. Đối với dạng học sinh này bạn chỉ cần hướng dẫn và cho chúng làm bài tập tuy nhiên bạn cần phải kiểm tra kỹ bởi những dạng học sinh này thường rất ẩu đả, khả năng sai sót của chúng là rất cao.
lười) bạn chỉ cần áp dụng phương pháp động viên, khích lệ bằng phần thưởng để chiêu dụ chúng ngoan ngoãn ngồi vào bàn. Đối với dạng học sinh này bạn chỉ cần hướng dẫn và cho chúng làm bài tập tuy nhiên bạn cần phải kiểm tra kỹ bởi những dạng học sinh này thường rất ẩu đả, khả năng sai sót của chúng là rất cao.
Đối với những em chậm phát triển. (kém thông minh) Đây là những em rất khó để tiếp thu. Những em này thường học trước quên sau, có một vấn đề mà nói đi nói lại mà chúng vẫn không hiểu và không biết ứng dụng lý thuyết mà bạn giảng để làm bài tập, khi đã làm được dạng bài tập mà bạn cho bạn chỉ cần thay đổi một chi tiết nhỏ thì chúng sẽ không biết làm và sẽ đi hỏi bạn phải giảng lại từ đầu. Tuy nhiên các bạn phải hiểu và thông cảm vì mọi người sinh ra không ai muốn mình và con em mình như thế cả ai cũng muốn mình và con em mình giỏi giang hơn người khác.Tuy nhiên không phải ai cũng có những điều mình mong muốn. Đối với các em này đòi hỏi bạn phải thật sự kiên nhẫn và bình tĩnh. Bạn chỉ cần dạy lại kiến thức trên trường, cho các em làm lại những bài tập trên trường (áp dụng chiêu thức mưa dầm thấm lâu) và những bài tập tương tự như vậy là đủ (áp dụng chiêu thức cần cù bù thông minh)
Ngoài ra bạn có thể áp dụng phương pháp động viên, khích lệ bằng phần thưởng để các em có thể hưng phấn hơn và chăm chỉ hơn. (tôi nhận thấy thường thường hưng phấn sẽ khiến các em thông minh đột xuất đấy)
Tôi hiểu rằng dạy những em này thực sự rất mệt mỏi tuy
nhiên một khi bạn đã giúp cho các em khá lên, tiến bộ hơn thì điều
đó thật tuyệt. Bạn vừa ươm thành công một mầm tương lai của đất nước
đấy
Một số
gợi ý giúp bạn có thể giúp bạn tìm ra phương pháp dạy phù hợp
chúc các bạn dạy tốt, ươm mầm cho tương lai việt!
Trung
tâm gia sư Tiềm Năng chúc các bạn thành công với công việc của mình.
Thân Chào!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét